Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

PHÁT HÀNH SÁCH KỸ NĂNG SỐNG DẠY TRẺ ĂN CỨT GÀ 😂😂😂😂😂😂

Sau khi sách giáo khoa “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1” xuất bản đợt một do nhóm Tâm Việt Group biên soạn và Nhà Xuất bản Giáo dục phát hành được công luận sôi nổi đón nhận qua bài “Bạn An dũng cảm”, trong đó dạy các em đi qua thảm ve chai vỡ để học tính dũng cảm, Tiến sĩ Phan Quốc Việt, nhà sáng lập nhóm Tâm Việt Group cho biết là sẽ tái bản cuốn sách lần thứ hai do ông chủ biên để đáp ứng nhu cầu hiếu học của quần chúng. Lần tái bản này sẽ thay đổi nội dung bài “Bạn An dũng cảm”, trong đó thay vì dạy An và các em đi trên thảm miểng chai, cô giáo sẽ tiến thêm bước nữa là khuyến khích các em nếm cứt gà để chứng tỏ tinh thần can đảm vượt qua sợ hãi.



Người sáng lập Tâm Việt Group còn cho biết, ngoài việc đi trên thảm thủy tinh, đi trên đinh, lấy kim tiêm tự đâm vào tay, bài học về lòng dũng cảm còn có phần học sinh dùng lưỡi nếm cứt gà. Trẻ nhỏ hiện nay thấy cứt gà là bịt mũi bỏ chạy nên bài học này sẽ giúp trẻ đối diện với sợ hãi.

Theo ông Việt, để học sinh trải nghiệm thực tế, ông đã nghiên cứu kỹ. Theo nguyên tắc sinh học, khi phân vừa ra khỏi cơ thể gà còn nóng bốc hơi thì không sợ bị nhiễm khuẩn. Và bao giờ các thầy cũng dùng loại phân gà sáp mịn màng, không lẫn sạn cát. Như vậy nếm phân gà sáp sẽ không bị lợn cợn, thậm chí còn êm lưỡi. “Đây là kỹ năng sinh tồn và đa số chúng ta chết vì sợ hãi chứ không phải chết vì ngu. Chúng tôi không dạy vệ sinh an toàn mà chúng tôi dạy dũng cảm,” ông nhấn mạnh.

Trẻ phải thấy chai vỡ thật, phải nếm được mùi vị thật của cứt gà thì mới vượt qua được sợ hãi. Nếu không đối diện với thực tế thì khi chiến tranh, khó khăn, trẻ không biết đối mặt thế nào, ông Việt khẳng định.

“Các bậc phụ huynh không nên biến con trẻ thành những con gà công nghiệp, ép trẻ nhồi nhét lượng kiến thức khổng lồ mà không có kiến thức thực tế nào. Bởi thế nếm cứt gà là hành động thực tiễn giúp trẻ không trở thành gà.” TS Việt cho biết.

TS Lê Anh Sơn (nguyên Phó giám đốc Tâm Việt Group) cho rằng: “Đây là một bài tập được nghiên cứu và biên soạn từ chương trình gốc ở nước ngoài. Bởi thế, họ đã nghiên cứu rất kỹ, đầy đủ và bài bản, vì thế phải khẳng định ngay với bài tập này chẳng gây nguy hiểm gì cho trẻ hết.”

“Trước khi cho trẻ tập bài tập này các giảng viên thường cố tình làm cho những em này rất sợ bằng cách đánh đập các chú gà ngay trước mặt các em với những thanh âm ghê rợn, khiến gà bắn phân tóe tung sau đó họ bình thản liếm phân gà và khuyến khích học viên làm theo điều này. Các em sẽ cảm nhận được tận cùng nỗi sợ hãi, sau đó được khích lệ và động viên các em rụt rè liếm từng tí một. Khi vượt qua được đoạn đường đó, các em thở phào và sung sướng nhận ra rằng: Ồ, sợ thế mà vẫn còn vượt qua được cơ mà” – TS Sơn nhấn mạnh.

TS Sơn cho biết những trẻ em không được rèn luyện lớn lên, rất nhiều em đỗ đại học nhưng tỷ lệ thất nghiệp thì cũng không nhỏ. Lý do là bởi, các em không có bản lĩnh sợ làm việc nặng nhọc, sợ bắt đầu lại, sợ bị chê cười học ngành đấy mà lại làm ngành khác sợ không dám làm việc không dám cống hiến.

Các tiến sĩ tự tin rằng các bài học thực tế như đi trên thảm thuỷ tinh, đi trên đinh, đâm kim vào tay, và ăn cứt gà của Trung tâm không những rèn luyện cho các em kỹ năng sống, vượt qua sợ hãi mà còn giúp giải quyết nạn thất nghiệp trong cả nước.

Theo TS Việt: “Giáo trình kỹ năng sống hiện nay làm theo kiểu cũ, tức là gộp kiến thức của Sử, Địa, Giáo dục công dân vào. Đó không phải là kỹ năng sống, đấy không phải sinh tồn. Chúng ta cải cách giáo dục, nhưng nếu vẫn làm như cũ thì sẽ không có kết quả mới. Einstein nói rằng làm theo kiểu cũ mà đòi kết quả mới là điên”.

Trên tinh thần của Einstein, ông Việt dự định sắp đến sẽ phát hành phiên bản sách rèn luyện kỹ năng mới trong ấy dạy cách làm thịt chó và ăn thịt chó cho trẻ để dẹp bỏ quan điểm lạc hậu “Trẻ con không được ăn thịt chó”, giúp trẻ tự tin hơn trong ẩm thực, và đặc biệt nhằm giúp các em loại bỏ thái độ uỷ mị tiểu tư sản, làm tổn hại đến kỹ năng sinh tồn của mình như hình ảnh dưới đây:

link: http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2015/08/3355.jpg

“Chúng ta đang cải cách giáo dục thì nên áp dụng một cách khoa học, nếu cứ ôm mãi tư duy cũ thì sẽ không bao giờ đem lại kết quả khả quan như ý muốn.” Ông Việt cho biết.

Được biết hai tiến sĩ rất tự tin rằng trong thế hệ trẻ Việt học kỹ năng sống của hai ông, chắc chắn sẽ có rất nhiều em khi trưởng thành sẽ là những ứng cử viên tương lai của giải thưởng quốc tế Darwin Award đầy danh giá.

Phó Giáo sư Văn Như Cương, người từng nghe theo lời TS Việt đi trên thảm thủy tinh và cảm thấy rất an toàn, đang phân vân không biết có nên tự mình thử nghiệm bài tập lần này hay không. Ông cho biết là rất tin tưởng vào bài tập đi trên miểng chai: “Anh chưa bao giờ đi trên ấy sao anh biết nó gây chảy máu. Tôi đã đi và cảm thấy rất an toàn. Hơn nữa người ta đã kiểm nghiệm nhiều, giảng bài nhiều nên độ an toàn là không có vấn đề gì.” Tuy nhiên giáo sư vẫn đang tâm tư về bài tập liếm phân gà và chưa có quyết định cuối cùng.

(bài mang tinh chất troll và hư cấu là chính 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trọng Thủy ơi, thiếp trao cho chàng chiếc nỏ thần nè!

https://web.archive.org/web/20230803071646/https://www.facebook.com/bert.bert.3323457/posts/855702908290305