Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

Nghệ An: Chiến dịch truyền thông vu khống linh mục và giáo dân Giáo họ Yên Lạc

"Ông Nguyễn Đình Nhung và ông Võ Thanh Lịch, thuộc giáo họ Yên Trạch, được Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An (NTV) gọi là giáo dân Giáo xứ Cửa Lò, hóa ra là Đảng Viên làm trong UBND phường Thu Thủy, TXCL (thị xã Cửa Lò).




Hai ông này lấy danh là người giáo dân để lừa gạt công chúng như NTV Nghệ An đã đưa tin.

Chuyện xảy ra ở Xã Nghi Kiều mà xuống Thị Xã Cửa Lò phóng vấn, khoảng cách địa lý 50-60km, thứ hỏi những người trả lời có bị áp đặt không?"

(Fb Hải Cửa Lò)

"mình là người dân ở Giáo họ Yên Trạch đc nhắc đến trong clip trên có 2 ông được phỏng vấn đó là người làng mình nhưng là đảng viên được 20 năm rồi, đưa đảng viên ra phỏng vấn còn chú thích là giáo dân, mà chuyện ở Yên Lạc Nghi Lộc lại về Yên Trạch Cửa Lò phỏng vấn (cách nhau tầm 50 km)"

(Fb Giới Trẻ Yên Trạch)

---------------------------------------------------------------------

(xem clip phỏng vấn tại: https://www.youtube.com/watch?v=wavr3TDUSrw)



GNsP – ‘Bổn phận’ của nền báo chí ở VN là tuyên truyền, định hướng đúng chỉ đạo của đảng và nhà nước. Cán bộ đảng cầm quyền thì phải viết theo lệnh của cơ quan chủ quản, họ sẵn sàng chà đạp lên sự thật để vu cáo những điều không có thành có dựa trên ‘kịch bản’ do nhà cầm quyền ‘đạo diễn’, thậm chí các ‘diễn viên chính’, như trong nhiều ‘vở kịch’ từng ‘công diễn’ cũng chính lại là các đảng viên được ‘mồi’ thông tin và ‘tự nguyện’ vu khống cho các nạn nhân mà không cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Công luận vẫn còn nhớ, sự kiện Giáo xứ Thái Hà - Hà Nội, mạng truyền thông đã đăng tải clip hậu trường ý kiến của một giáo dân, chính là ‘kịch sĩ’ cựu chiến binh, được nhà đài cho khoác vội tấm áo…và diễn. Sự kiện xảy ra ở Giáo họ Yên Lạc, cũng không nằm ngoài ‘chủ trương, chính sách’ này.

Đài truyền hình Nghệ An sử dụng người dân tiếp tay cho sự dối trá

Gần đây nhất là báo đài truyền hình và phát thanh Nghệ An, báo Công an Nghệ An… phát sóng một video cho rằng ‘dư luận phản đối việc lấn chiếm đất trường học trái phép của Giáo họ Yên Lạc’, mà ‘dư luận’ lại là ba đảng viên lão thành, là người Công giáo nhưng đã “bỏ đạo” đi theo đảng từ lâu, sống ở hai giáo họ là giáo họ Yên Trạch thuộc giáo xứ Cửa Lò và giáo họ Đồng Kiền thuộc giáo xứ Yên Đại. Hai giáo xứ này cách giáo họ Yên Lạc thuộc giáo xứ Xuân Kiều hơn 30 cây số. Tại sao báo chí Nghệ An không mời chính những người trong cuộc là giáo dân thuộc giáo họ Yên Lạc phản ánh thực trạng vấn đề nơi họ đang sinh sống, mà lại đi chọn ‘dư luận phản đối’ sống cách xa giáo họ Yên Lạc cả 30 cây số để phản ánh, liệu các ‘dư luận’ này có đủ thông tin để nhận xét khách quan và dám nói đúng sự thật vụ việc?

2. Cũng theo video ‘dư luận phản đối việc lấn chiếm đất trường học trái phép của Giáo họ Yên Lạc’ do đài truyền hình Nghệ An trình chiếu cho biết, ông Nguyễn Đình Nhung, giáo họ Yên Trạch thuộc giáo xứ Cửa Lò, cho rằng linh mục Antôn Lê Công Lượng, quản xứ giáo xứ Xuân Kiều và bà con giáo dân đã lấn chiếm đất một cách trái phép. Ông Võ Thanh Lịch, giáo họ Yên Trạch thuộc giáo xứ Cửa Lò, nói rằng “ai vi phạm pháp luật thì cần phải xử lý người đó, đề nghị các cấp chính quyền cần làm rõ”. Còn ông Phạm Ngọc Hậu, giáo họ Đồng Kiền thuộc giáo xứ Yên Đại, phát ngôn với đại ý “do bà con giáo dân hiểu biết chưa rõ nên cần phải giáo dục cho bà con hiểu rõ vấn đề hơn, để họ phục vụ cho giáo xứ và cho tổ quốc”.

Ngoài ra, ông nguyên Chủ tịch xã là ông Võ Tá Hiển, là người Công giáo nhưng đã bỏ đạo đi theo đảng, phủ định rằng “ngày xưa chưa từng có con đường đi từ nhà thờ giáo họ Yên Lạc chạy thẳng giao nhau với đường liên xã”. Còn ông Văn Bá Hợi, Hội trưởng hội phụ huynh trường mần non Nghi Kiều 1, và ông Nguyễn Bá Đăng lại nói rằng sự đập phá của bà con giáo dân đã gây ảnh hưởng đến tinh thần cho các em trường mầm non này.

Người dân được phỏng vấn tố cáo đài truyền hình Nghệ An ‘cắt xén’ lời nói

Tuy nhiên, khi một nhóm bạn trẻ ở Nghệ An đi tìm hiểu thực tế thì ông Nhung nói rằng đài truyền hình Nghệ An đã ‘cắt xén’ lời nói của ông, khiến danh dự của ông bị tai tiếng. Ông Nhung trần tình: “Tôi có nói trên đài truyền hình Nghệ An về đất của giáo xứ Xuân Kiều là cha và giáo dân làm sai. Đài truyền hình họ hỏi tôi là có biết gì về đất của giáo Xuân Kiều không, thì tôi nói là không biết gì hết. Người Công giáo chúng tôi luôn luôn bảo vệ công lý. Tôi khẳng định rằng đất của giáo xứ chắc chắn là có giấy tờ, bà con ở đó yêu cầu nhiều rồi mà họ không cho mở đường vào nhà thờ thì điều đó khiến người dân bức xúc…”

Còn ông Hậu thì luôn khẳng định ông không nói gì đến đất của bà con giáo dân giáo họ Yên Lạc, ông chỉ nhắc đến “mục đích giáo dục con trẻ để mang lại lợi ích cho tổ quốc, cho giáo hội và cho giáo xứ” khi đài truyền hình Nghệ An yêu cầu. Ông Hậu cũng nói thêm: “trường mầm non này là trường giáo dục cho cả người Lương dân và Công giáo được hưởng lợi, thế thì đập phá cái tường đó thì chưa rõ và nó sai, tại sao chúng ta lại mở đường không nói với nhau một câu nho nhỏ sao…”

3. Riêng ông Võ Thanh Lịch, nhóm bạn trẻ ở Nghệ An đã cố gắng tìm mọi cách để liên lạc và tìm gặp ông nhưng bị khước từ. Không hiểu lý do nào khiến ông Lịch ngại ngần đến như vậy?

Theo ông Lĩnh, giáo dân giáo họ Yên Lạc, cho biết: “Trong khi thi công vào ngày 05.10.2015, chúng tôi mua một số vật liệu cần thiết và thuê xe tải vận chuyển các vật liệu này, thì sau đó 1 ngày, 06.10.2015, một số công an giao thông Nghi Lộc gọi điện cho các chủ xe này hăm dọa là ‘nếu không cung cấp thông tin [theo như ý muốn của công an] thì họ sẽ chèn ép, không còn cơ hội làm ăn… Nhưng các chủ xe này không đồng ý, thì họ đã nhờ đến giáo dân tên là Kiên-Ngọc Anhà ông Du, giám đốc công ty xây dựng Thái Sơn, để làm người trung gian tác động”.

Qua vụ việc này, cha Antôn Lê Công Lượng cho nhận xét: “Tôi cũng không hiểu tại sao họ lại không phỏng vấn những người Công giáo chính danh mà lại phỏng vấn những người chỉ mang danh Công giáo đã bỏ đạo theo đảng từ lâu. Những người này có quyền từ chối trả lời phỏng vấn, nhưng họ đã nhận lời thì trên nguyên tắc họ phải nói sự thật trước truyền thông và các báo đài phải tôn trọng các lời phát biểu của họ. Đây là lỗi trách nhiệm của cơ quan báo đài khi đưa thông tin sai sự thật về giáo họ Yên Lạc. Đây cũng là chủ trương có chỉ đạo từ trên xuống.”

“Điều tôi lo lắng nhất là bà con Lương dân không hiểu rõ được vấn đề, chỉ nghe một phía làm thông tin bị sai lệch thì sẽ làm rạn nứt giữa người bên Lương và người công giáo.” Cha Antôn Lê Công Lượng bày tỏ nỗi niềm.

Báo chí Nghệ An sử dụng chiêu trò ‘đánh dưới thắt lưng’

Điều cần nhấn mạnh trong ‘chiến dịch’ nhằm bôi nhọ hình ảnh vị Linh mục Antôn Lê Công Lượng vì con chiên của mình, mà bị các nhà đài, báo chí theo ‘chỉ đạo’ đã không từ bất kể ‘chiêu trò’ nào, kể cả thủ đoạn ‘đánh dưới thắt lưng’. Họ tùy tiện trưng dẫn hình ảnh cha Lượng, bất chấp nguyên tắc ‘một người chỉ bị xem là có tội sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội’ mà Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng Hình sự qui định, họ tự ý kết tội Linh mục Lê Công Lượng bằng những từ ngữ nặng nề như ‘coi thường pháp luật, thách thức chính quyền’, chỉ đạo thực hiện các tội phạm hủy hoại tài sản, lấn chiếm trái phép…Và đe rằng ‘theo thông tin chưa chính thức thì trước những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thể hiện sự coi thường pháp luật và thách thức chính quyền của các đối tượng trong vụ việc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đang hoàn tất hồ sơ vụ việc và sẽ khởi tố vụ án trong thời gian tới’.

Nghiêm trọng hơn, họ đã vi phạm pháp luật khi tự ý xâm phạm ‘quyền của cá nhân đối với hình ảnh’ và ‘quyền bí mật đời tư’… của cha Lượng; họ ngang nhiên đăng tải hình ảnh cá nhân của cha công khai mà không xin phép, họ tự ý thông tin thêm những thông tin riêng tư cá nhân, chưa được kiểm chứng như: “Linh mục Lê Công Lượng từng là Chủng sinh của trường Đại chủng viện Vinh – Thanh, tốt nghiệp và được Tòa Giám mục Giáo phận Vinh thụ phong Linh mục năm 2010. Trong quá trình học tập, Linh mục Lượng cũng được đánh giá là thông minh và có kết quả học tập đứng thứ 3 toàn khóa học; Linh mục này cũng từng được Tòa giám mục chọn đưa đi du học ở nước ngoài nhưng không hiểu vì lí do gì nên chưa thực hiện. Điều này cho thấy Linh mục Lượng đã nhận được không ít sự ưu ái của giáo hội, nhà trường trong quá trình học tập để trở thành một vị Linh mục…” để kết tội cha Lượng. “Theo thông tin chưa chính thức thì trước những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thể hiện sự coi thường pháp luật và thách thức chính quyền của các đối tượng báo- đài Nghệ An trong vụ việc, Linh Mục Lê Công Lượng đang hoàn tất hồ sơ vụ việc và sẽ đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An khởi tố vụ án trong thời gian tới”.

Đức cha Giáo phận Vinh phản hồi thế nào về việc này?

Theo Báo Nghệ An cho biết, trong “buổi làm việc với đoàn công tác UBND tỉnh, Giám mục Nguyễn Thái Hợp bày tỏ: để xảy ra vụ việc tại giáo họ Yên Lạc, giáo xứ Xuân Kiều là rất đáng tiếc và sẽ hợp tác với [nhà cầm quyền] các cấp để giải quyết vụ việc, sớm ổn định tình hình.”

Cha Antôn Lượng cho hay: “Tôi không rõ nội dung cuộc gặp của Đức Cha với nhà cầm quyền Nghệ An là như thế nào. Việc làm đường là của giáo dân và chính đáng, nên chắc chắn Đức cha sẽ là người ủng hộ nguyện vọng chính đáng này. Cũng như bản thân tôi là cha quản xứ thì chỉ là người xác nhận kiến nghị cho bà con giáo dân khi họ yêu cầu nhà cầm quyền địa phương mở đường, bởi vì con đường này không chỉ đẹp cho đạo mà còn tốt cho đời.”

Cho đến nay, Giáo phận Vinh vẫn chưa có thông báo chính thức nào về vụ việc của giáo họ Yên Lạc thuộc giáo xứ Xuân Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Nếu như Đức cha Phêrô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, hỏi ý kiến cha Antôn Lượng nên giải quyết vụ việc này như thế nào thì cha Lượng sẽ trình bày: “Nên chăng nhà cầm quyền địa phương và Tòa giám mục cử đại diện về trưng cầu dân ý, hỏi ý kiến nhân dân ở đây rằng muốn để lại con đường này, hay trả lại hiện trạng phần đất con đường như cũ? Thì sự việc sẽ rõ ràng và minh bạch hơn”.

Trường mầm non xây trên kho thuốc trừ sâu?

Theo nhóm bạn trẻ ở Nghệ An cho hay, hai ngôi trường mần non Nghi Kiều 1 và Nghi Kiều 2 thuộc xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An được xây dựng bên cạnh kho thuốc trừ sâu độc hại là 666 và DDT. Điều này được nguyên Chủ tịch xã Nghi Kiều, làm việc từ năm 1984-1990, ông Lưu khẳng định: “Khi tôi về, đã có kho thuốc trừ sâu rất lớn nằm phía bên trái trường mầm non Nghi Kiều 1. Lúc đó thuốc trừ sâu 666 đóng trong bao và thuốc trừ sâu DDT đựng trong chum.” Đến bây giờ, ông Lưu mới biết hai loại thuốc trừ sâu này rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông cũng bất ngờ khi nghe tin trường mầm non lấy nước giếng gần khu vực này để phục vụ cho sinh hoạt của trường.

Nước giếng gần khu vực trường mầm non đã gây ra nhiều hậu quả tang thương cho nhiều gia đình sống gần đây khi người dân sử dụng nước đó để sinh hoạt trong gia đình. Nhiều người đã ra đi vĩnh viễn do mắc bệnh ung thư, như ông Đăng Văn Thìn, ông Nguyễn Văn Cầm, ông Nguyễn Văn Kỳ, ông Nguyễn Văn Thanh… Hiện nay, ông Hoành Công Hậu đang bị ung thư giai đoạn cuối. Và nhiều trẻ em khác sinh ra bị dị tật như con của bà Thái, bà Mão…

“Nhà cầm quyền nói là họ quan tâm đến trẻ em thì tại sao họ không di dời các ngôi trường này đến một môi trường tốt hơn, trong sạch hơn và lành mạnh hơn để các em được học hành tử tế và bảo vệ thể trạng của các em”, cha Antôn Lượng nhận xét.

Sự việc này cũng được báo Phụ Nữ Online phản ánh, nhưng chỉ hơn 24 tiếng đồng hồ bài báo với tựa đề ‘hai trường mầm non xây dựng trong khuôn viên kho thuốc trừ sâu?’ đã bị gỡ xuống.

Cũng trong khuôn viên trường mầm non Nghi Kiều 1, nơi xảy ra tranh chấp phần đường chính của giáo họ Yên Lạc, đặt trụ cột sóng Vina. “Tần số sóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên não làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ em”, cha Antôn Lượng nói.


Xin được phép nhắc lại, Giáo họ Yên Lạc có từ năm 1929. Năm 1987, nhà cầm quyền địa phương lúc đó là Hợp tác xã [HTX] do ông Trần Văn Mai làm chủ nhiệm đã xây dựng bờ bao, chắn con đường cũ từ mặt tiền nhà thờ thẳng về phía nam giáp với đường liên xã đi vào nhà thờ. Từ đó cho đến nay, giáo dân giáo họ Yên Lạc không có con đường chính thức đi đến nhà thờ mà chỉ có một lối nhỏ dẫn vào. Đường chính dẫn vào nhà thờ để hoang quá lâu ngày nên bà con giáo dân muốn chỉnh trang lại con đường chính cũ này để tiện lối đi chính đến nhà thờ, do đó vào ngày 17.07.2015, họ làm đơn kiến nghị đến UBND xã mở lại con đường cũ đã có từ trước. Vào ngày 07.10.2015, bà con giáo dân mua vật tư về thi công. Từ đó, nhà cầm quyền và phương tiện truyền thông Nghệ An vu cáo cha Antôn Lê Công Lượng đã huy động hơn 500 bà con giáo dân ‘hủy hoại tài sản và chiếm đất trái phép’ của trường mầm non Nghi Kiều 1.

Huyền Trang, GNsP

XÃ NGHI KIỀU VÀ HUYỆN NGHI LỘC CÙNG VỚI TRUYỀN THÔNG NGHỆ AN VU CÁO LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN HỦY HOẠI TÀI SẢN VÀ CHIẾM ĐẤT TRÁI PHÉP

Mấy ngày vừa qua, trên các phương tiện truyền thông tại Nghệ An loan tin, cha Antôn Lê Công Lượng, quản xứ giáo xứ Xuân Kiều, và bà con giáo dân đã ‘hủy hoại tài sản và chiếm đất trái phép’ của trường mần non làm đường đi chính dẫn vào nhà thờ họ Yên Lạc thuộc giáo xứ Xuân Kiều, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.






Sư kiện và luận điệu của báo ‘lề phải’:

Theo báo Nhân Dân nói rằng, cha Antôn Lượng ‘huy động khoảng 500 giáo dân kéo đến khu vực trường mầm non Nghi Kiều dùng búa, xà beng, công khai đập phá hai phía bờ tường của trường mầm non và làm con đường rộng 8 m, dài 81,5 m đi thẳng vào nhà thờ, xuyên qua đất của trường mầm non. Tổng diện tích của nhà trường bị giáo họ lấn chiếm làm đường khoảng 700 m2. Quá trình phá bờ tường để làm đường, các đối tượng đã chặt phá 31 cây xanh của nhà trường…”

Còn báo Công an Nghệ An nhận định, “hành vi đập phá tường rào, chặt phá cây của trường mầm non xã Nghi Kiều của linh mục Lê Công Lượng và các giáo dân là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143, Bộ luật Hình sự năm 1999.”

Cũng theo các nguồn báo ‘lề phải’ cho biết, trước khi sự việc xảy ra nhà cầm quyền đã ra sức giải thích đầy đủ các khía cạnh pháp luật cho cha Antôn Lượng và bà con giáo dân hiểu rằng hành vi trên là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Không đồng tình với những lời bịa đặt và vu cáo của nhà cầm quyền, Cha Antôn Lê Công Lượng, quản xứ giáo xứ Xuân Kiều từ năm 2015, bác bỏ: “Đây là luận điệu của các báo đài giúp nhà cầm quyền các cấp hướng dư luận sang một việc khác để che mờ cho một sự thật nào đó. Quyền lợi của người dân là chính đáng, con đường đó không chỉ sử dụng cho những người giáo dân giáo họ mà các xóm 9 và 10 cũng được hưởng lợi.”

Sự thật ra sao?

Giáo họ Yên Lạc có từ năm 1929. Năm 1982, cơn bão số 7 làm đổ nát nhà thờ của giáo họ, không có nơi thờ tự, bà con giáo dân đến giáo xứ Xuân Kiều dâng thánh lễ. Năm 1987, nhà cầm quyền địa phương lúc đó là Hợp tác xã [HTX] do ông Trần Văn Mai làm chủ nhiệm đã xây dựng bờ bao, chắn con đường cũ từ mặt tiền nhà thờ thẳng về phía nam giáp với đường liên xã đi vào nhà thờ. Từ đó cho đến nay, giáo dân giáo họ Yên Lạc không có con đường chính thức đi đến nhà thờ mà chỉ có một lối nhỏ dẫn vào. Sau này, nhà thờ được sửa chữa và tu chỉnh lại.

Phần đường cũ này nằm ngay vị trí đường lộ mà nhà cầm quyền đang thi công mở rộng đường. Bên cạnh có trường mần non được xây cất vào năm 2002 có bờ rào song sắt xây kiên cố, bên còn lại giáp với một phần đất trống –trước đây là kho vật tư cũ của HTX- được rào bởi tường đá ong cũ, bỏ hoang và được trồng các loại cây như tràm, keo...
Nhà cầm quyền giao đường đi chính của giáo họ Yên Lạc cho trường mần non

Đường chính dẫn vào nhà thờ để hoang quá lâu ngày nên bà con giáo dân muốn chỉnh trang lại con đường chính cũ này để tiện lối đi chính đến nhà thờ, do đó vào ngày 17.07.2015, họ làm đơn kiến nghị đến UBND xã mở lại con đường cũ đã có từ trước. “Tôi với tư cách là linh mục quản xứ thấy nguyện vọng đó là chính đáng nên tôi đã xác nhận vào đơn đó để gửi lên UBND xã Nghi Kiều”, cha Antôn Lượng cho hay.

Hai tháng sau, UBND xã mở một cuộc họp vào lúc 7 giờ 30 nhưng hơn 8 giờ giấy mời mới đến tay người đại diện được mời tham dự. Cha Antôn Lượng kể: “Nội dung cuộc họp không chứng minh được tại sao không cho người dân mở lại con đường. Họ lại nói là con đường cũ này đã được quy hoạch làm trường mần non nhưng lại không trưưng dẫn ra được bản đồ, sơ đồ quy hoạch. Kết thúc cuộc họp, ông Lưu, người đại diện Ban hành giáo, đi họp, đã không ký bất kỳ biên bản nào vì ông không đồng tình.”

Cha Antôn Lượng kể tiếp: “Đầu tháng 10.2015, giáo họ thi công một vài công trình nhỏ trong giáo xứ đang còn dở dang, để kịp mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 07.10.2015. Hôm đó, bà con giáo dân hỗ trợ xây dựng. Họ thấy nhà cầm quyền địa phương mở lại con đường cũ trước đây đã lấy, làm lại đường cho dân, thì người dân thấy vậy cùng hợp sức lại với nhau chỉnh tu lại con đường cũ này, có cả bà con giáo xứ Cẩm Sơn và các giáo xứ lân cận đến giúp. Khi làm, họ không hề đụng đến đất hay cây cối của trường mần non. Đây là một việc làm chính đáng, làm đẹp cho nhà cầm quyền, cho giáo họ, cho người dân. Ngày đó cha vắng nhà, về đến nhà thấy bà con đã chỉnh tu xong con đường cũ này rồi.”

Sau đó, UBND xã Nghi Kiều mở cuộc họp, mời đại diện Ban hành giáo giáo xứ là ông Lưu lên làm việc, ra thông báo về việc cha Lượng và bà con giáo dân vi phạm pháp luật ‘hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản’.

“Đây là một hành vi lạm quyền để chèn ép tôn giáo. Họ lợi dụng khuôn viên trường mần non, để che lấp đi những sai phạm của nhà cầm quyền địa phương đã ngang nhiên chặn con đường chính của bà con giáo họ Yên Lạc.” Cha Antôn Lượng nhận xét.

Nhiều sai phạm tại xã Nghi Kiều được các cơ quan chức năng che dấu

Vào năm 2013, nhà cầm quyền có chủ trương hiện đại hóa nông thôn, kêu gọi người dân tham gia cống hiến đất đai và tiền bạc để mở đường cho xã được rộng, tốt hơn. Nhiều người dân đã đáp ứng, cống hiến đất, cây cối và tiền bạc để xây đường nhưng nhà cầm quyền không làm mà chỉ hô hào nên người dân cảm thấy bị ‘lừa’.

Không chỉ bị lừa mà còn nhiều bất công khác xảy ra tại nơi đây. Cha Antôn Lượng cho biết: “Thứ nhất, nếu nhà cầm quyền quan tâm đến trẻ em vì trẻ em là mần non tương lai của đất nước, thì tại sao họ lại đặt trụ cột sóng Vina trong khuôn viên trường mần non. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các em cũng như những người dân sống xung quanh.

Thứ hai, các trường mần non, tiểu học, THCS, THPT có nhiều khoản đóng góp không có trong quy định của Bộ Giáo Dục như, phụ huynh phải đóng khoản xã hội hóa từ 300 đến 575 ngàn đồng. Tất cả là ‘tự nguyện’ nhưng buộc phụ huynh phải đóng.

Thứ ba, nhà cầm quyền hỗ trợ tiền cho nông dân để họ không phải bỏ đất tha phương cầu thực, mỗi hộ dân được hỗ trợ 500 ngàn đồng/1 ha vào năm 2011-2014, tăng lên 1 triệu đồng/1 ha từ năm 2015. Thế nhưng, người nông dân không nhận được tiền trợ cấp mà còn phải chi thêm nhiều các khoản phụ thu khác như quỹ phòng chống thiên tai...

Nếu không đóng, họ sẽ o ép bà con.

Thứ tư, người dân làm hợp đồng vay vốn bên ngoài khoảng 150 triệu đồng và thế chấp nhà cửa, họ lên xã làm một vài thủ tục cần thiết nhưng lại phải đóng mất 300 ngàn đồng.”

Và nhiều sai phạm khác nữa mà nhà cầm quyền không hề xử phạt, cũng không đại diện cho người dân tìm lại công bằng. Trong khi người dân chỉnh tu lại đoạn đường nhỏ khoảng 700 m2 thì họ lại làm rùng beng trên các phương tiện thông tin xã hội.” Cha Antôn Lượng nhận định.

Khi nhà cầm quyền qui kết linh mục và bà con giáo dân ‘chiếm 700m2’ đất, họ đã cố tình ‘quên đi’ rằng, chính họ đang cướp chiếm hàng trăm ngàn m2 đất của các cơ sở Tôn giáo trải dài từ Bắc vào Nam, mà trong số đó, tỷ lệ phục vụ ‘dân sinh’ -như con đường bà con giáo dân giáo họ Yên Lạc đang chỉnh trang- chỉ được một phần nhỏ.

Huyền Trang, GNsP

https://www.facebook.com/sachhiem.net/posts/911383638950025

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

Hóa ra trước đây boác Hồ của chúng ta từng...

Hóa ra trước đây boác Hồ của chúng ta từng xuất gia đi tu ở bên Xiêm La lấy pháp danh là Thầu Chính. Boác có 14 lời răn dạy các môn đệ. Và không biết 14 lời răn này có "thấm" vào tim gan của các vị ấy hay không?



14 ĐIỀU DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
1. Suy nghĩ trước khi nói.
2. Kiên quyết khi thi hành.
3. Thận trọng khi cầm bút.
4. Bình tĩnh sáng suốt lúc nguy nan.
5. Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận.
6. Nguyên tắc quá mất việc.
7. Thẳng thắn quá mất lòng.
8. Giải quyết khéo léo từng trường hợp.
9. Gác việc riêng mưu sự nghiệp.
10. Bỏ đa sầu đa cảm để đời vui.
11. Vui vẻ là liều thuốc.
12. Vui vẻ phấn đấu mới hăng.
13. Vui vẻ mới gần quần chúng.
14. Vui vẻ mới giàu tình cảm.

Thằng Đại Bồ là thằng chó nào mà ghê thế??

Thằng Đại Bồ là thằng chó nào mà ghê thế, dám tát cả HCM (Hồ Chí Minh), thế mà chả thấy công an, an ninh điều tra, gô cổ nó tống nhà đá nhỉ?!



petrotimes.vn - Đại Bồ Tát Hồ Chí Minh

“Bác Hồ là Bồ Tát, là vị La hán, bởi vì Người đã dành tất cả cho mọi người, không giữ gì riêng cho mình cả. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ như đóa sen giữa rừng hoa dân tộc Việt Nam, hội tụ đức tài của đất nước”. (Báo Nhân Dân ngày 22-1-1997)

Mưa sầm sập suốt ngày. Mây sũng nước. Đất trời cứ như bị cái chăn ẩm trùm lên.

Một ngày ở với Thượng tọa mà tôi phát hãi bởi sức làm việc của ông.

Sáng, ông dậy từ 4h để thiền và trì chú. 6h30’ ăn sáng bằng bánh mì với ly cà phê pha lẫn bột sâm Ngọc Linh, rồi đi làm việc ở khu trồng phong lan, hay khu trồng sâm hoặc khu cấy mô sâm… Trưa ăn chút cơm chay, rồi lại đi làm cho tới tối mịt. Ăn bữa tối xong, lại ngồi viết sách… Với Thượng tọa, mỗi ngày chỉ ngủ khoảng 4, 5 giờ.

Bác Hồ đi khất thực khi hoạt động ở Thái Lan

Ở tuổi gần 80, vậy mà Thượng tọa vẫn đi lại nhanh thoăn thoắt, tiếng nói sang sảng và tư duy thì vẫn cực kỳ mẫn tiệp, sắc sảo. Nhìn Thượng tọa làm việc, không ai có thể nghĩ rằng ông từng bị ung thư dạ dày và các giáo sư, bác sĩ của bệnh viện như Chợ Rẫy, Việt - Đức, Bạch Mai… đều chẩn đoán giống nhau và khuyên ông nên mổ cắt khối u, với hy vọng sống thêm… 6 tháng. Vậy là Thượng tọa về giam mình trong mật thất, tự dùng Yoga tiêu diệt khối u. Sau 12 ngày ở trong mật thất, không ăn uống, dùng nội lực của Yoga, thầy đã chiến thắng. Khối u biến mất và từ năm 2012 thầy không còn thấy triệu chứng gì về căn bệnh này nữa.

Việc Thượng tọa Thích Huệ Đăng tìm ra phương pháp Kriya Yoga (Hợp nhất với đấng Vô Cùng do sự trung gian của một nghi thức hay hành động), được giới Yoga Ấn Độ đánh giá rất cao và sau khi khảo sát, chứng nghiệm phương pháp của Thượng tọa, Trung tâm Sivanada Yoga Vedante Quốc tế thuộc Học viện Yoga Vedante Forest đã cấp bằng cho ông với tước hiệu là “Bậc thầy Yoga”.

Chuyện Thượng tọa luyện Yoga, tìm ra phương pháp “thở bằng xương sống”, vốn bị thất truyền từ gần 2.000 năm, chúng tôi sẽ đề cập đến trong một phóng sự khác.

Thượng tọa Thích Huệ Đăng là một nhà tu hành rất nổi tiếng ở Việt Nam. Ông nổi tiếng đến mức, nhiều người còn cho rằng, ông cũng là một vị Bồ Tát tái sinh. Thôi thì, chuyện trong Phật giáo có kiếp trước, kiếp sau cũng chẳng biết thế nào, nhưng quả thật, khi nói chuyện với Thượng tọa và tận mắt nhìn những gì ông đang làm, những chồng sách ông viết ra mới thấy rằng người bình thường khó có thể làm như vậy.

Ở Việt Nam, có lẽ chưa có một vị Thượng tọa nào lại có thể giảng giải 21 bộ Kinh Phật mà không cần sổ sách, giấy tờ. Và sau này người ta cứ mang băng ghi âm mà Thượng tọa đã giảng, gỡ ra rồi in thành sách.

Cũng chưa có một Thượng tọa nào kiên quyết không nhận sự cúng dường của thí chủ, mà tự mình làm ra của cải vật chất, để vừa nuôi mình vừa đóng góp cho xã hội.

Thượng tọa Thích Huệ Đăng


Cũng chưa có một Thượng tọa nào lại là một nhà khoa học và được cấp bằng sáng chế về cấy mô sâm Ngọc Linh và hoa phong lan. Và công trình cấy mô sâm Ngọc linh của ông đang được đề nghị xét Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Xem ra, Thượng tọa Thích Huệ Đăng đang đi một mình trên con đường chân lý của Đức Thích Ca Mâu Ni để lại, đó là người tu hành cũng phải tạo ra của cải vật chất để giúp mình và giúp người.

Thượng tọa phản đối một cách quyết liệt về tình trạng bây giờ người ta biến Phật giáo thành một thứ tôn giáo mê tín dị đoan, suốt ngày “cốc cốc cheng cheng”, cầu xin Phật cho từ sự bình an đến sức khỏe, rồi thăng quan tiến chức, phát tài phát lộc và khấn vái theo kiểu: “Buôn một bán mười, đi tươi về tốt…”.

Tôi để ý thấy ở đầu giường của Thượng tọa có bức ảnh một nhà sư mặc áo vàng, nét mặt trang nghiêm, đang cầm bát đi khất thực. Nhìn bức ảnh này, tôi ngờ ngợ vì thấy quen quen. Tôi hỏi Thượng tọa, người này là ai? Thượng tọa nói luôn: “Đó là Đại Bồ Tát Hồ Chí Minh”.

Tôi ngạc nhiên vô cùng và nhớ ra trong sử sách, thời gian hoạt động ở Thái Lan, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy bí danh là Thầu Chín và đã từng đi tu. Rồi Thượng tọa Thích Huệ Đăng nói với tôi rằng: “Ngài là Đại Bồ Tát Hồ Chí Minh. Hằng ngày tôi vẫn hai lần nói chuyện với Ngài. Buổi sáng trước khi đi làm, tôi trình bày với ngài rằng, hôm nay tôi phải làm việc gì và nếu có khó khăn tôi cũng sẽ trình bày với Ngài - Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi cũng lại báo cáo với Ngài ngày hôm nay tôi đã làm được những việc gì. Và đã hàng chục năm nay, nếu như đi xa thì thôi, còn nếu ở nhà, không bao giờ tôi bỏ việc nói chuyện với Ngài như vậy”.

Bác Hồ ngồi thiền trong hang đá (ảnh tư liệu của Nhà văn Sơn Tùng)


Nghe Thượng tọa nói tôi rất ngạc nhiên, dường như nhận thấy điều này ở tôi, Thượng tọa bảo rằng: “Các anh chưa nghiên cứu Phật pháp hoặc cũng có thể anh chưa tìm hiểu tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về Phật pháp và con đường đi cứu dân, cứu nước, giành độc lập cho dân tộc của Người. Con đường của Người cũng là đi theo chân lý của Đức Phật. Người là một vị Đại Bồ Tát tái sinh, đã nhập thế, từ bỏ mọi vinh hoa phú quý, từ bỏ cuộc sống đang yên bình để dấn thân vào con đường mịt mù chông gai, gian khổ, từ đó tìm ra con đường giành độc lập cho dân tộc. Điều này giống Phật Thích-ca Mâu-ni từ bỏ cung vàng điện ngọc, ngai vàng, vợ đẹp, con ngoan, đi tu hành tìm ra chân lý cứu độ chúng sinh.

Đã có nhiều người cho rằng, Ngài mang bát đi khất thực ở Thái Lan đó là cách che mắt mật thám, thật ra không phải như vậy. Đi khất thực ngoài ý nghĩa nhận sự cúng dường của chúng sinh còn là một hình thức tu thiền, đi để cảm nhận được cuộc sống vất vả lầm than, đi để mà suy ngẫm về số phận của chúng sinh. Nhà sư đi khất thực chỉ được đi theo một con đường luôn hướng về phía trước và không được quay ngược trở lại, đây chính là ý nghĩa đích thực của việc đi khất thực. Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đã lên tàu bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu nước, đã đi sẽ không quay trở lại, mà chỉ về khi đã tìm ra chân lý”.

Rồi Thượng tọa cho tôi xem những tập bài giảng, bài nói chuyện và tham luận của ông về tư tưởng Phật giáo của Hồ Chí Minh, Trần Nhân Tông và của Phật Thích-ca Mâu-ni, Thượng tọa luôn giữ quan điểm rằng, giữa 3 người này có một nét chung đó là tìm đường cứu dân, cứu nước bằng chân lý Phật pháp.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy có nhiều nét tương đồng với các tư tưởng lớn của Phật giáo. Đó là:

1. Tư tưởng hy sinh cho nhân loại và chúng sinh;

2. Tư tưởng vì con người, lo cho con người;

3. Tư tưởng sống thanh bạch, giản dị, tránh xa hoa lãng phí;

4. Tư tưởng chống chủ nghĩa cá nhân, chống thói hư tật xấu tha hóa về đạo đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người suốt đời cống hiến cho nhân dân Việt Nam.

Người bộc bạch: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".

Người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng từ bi hỉ xả của Phật giáo. Khi nhìn thấy một tù binh Pháp bị thương đang run lên vì gió rét, Người đã không ngần ngại cởi ngay tấm áo đang mặc khoác lên người tù binh trước con mắt ngạc nhiên và cảm phục đến thẫn thờ của hàng nghìn tù binh Pháp trong trận Điện Biên Phủ.

Trên bình diện tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều mặt gần gũi, gặp gỡ với giáo lý Phật giáo. Cốt tủy của Phật giáo là Từ bi hỉ xả, Vô ngã vị tha, Cứu khổ cứu nạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”.

Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của cách mạng. “Dân” là chỉ mọi người con đất Việt, đều là con Rồng cháu Tiên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, già hay trẻ..: “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Người khuyên: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” và khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”.

Theo Người, muốn đoàn kết thì phải biết “Cầu đồng tồn dị”: Lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc; phải khoan dung, độ lượng với con người; phải chống khuynh hướng: “Cô độc, hẹp hòi; đoàn kết vô nguyên tắc”. Người nhấn mạnh, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; là tự do, dân chủ, bình đẳng; đó chính là ngọn cờ đoàn kết, là nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam. Chính nguyên tắc đó đã thu hút, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh vĩ đại chiến thắng 2 đế quốc Pháp, Mỹ.

Theo Hồ Chí Minh, đồng bào lương hay giáo đều là người Việt Nam, cách mạng là sự nghiệp chung không phải chỉ của một, hai người. Người kêu gọi: "Lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh". 

Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị sư tổ của Phái Trúc Lâm là một ông vua đã từng chỉ huy quân dân Đại Việt hai lần đánh thắng quân Nguyên, ông đã vận dụng tư tưởng Phật giáo vào lãnh đạo nhân dân, đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm, ông đã dẹp đi những mối thù những xích mích trong hoàng tộc, để đoàn kết trên dưới một lòng tạo ra sức mạnh thống nhất toàn dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vậy. Câu nói của Người: “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” chính là thể hiện một cách cụ thể nhất tư tưởng của Phật giáo.

Con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như của Phật hoàng Trần Nhân Tông rất giống nhau. Chính vì thế mà mong ước của Thượng tọa Thích Huệ Đăng là làm sao xây dựng được một hệ tư tưởng Phật giáo Việt Nam dựa trên ba tư tưởng cốt lõi là: Chân lý Phật giáo của Thích Ca Mâu Ni - Chân lý Phật giáo của Phái Trúc Lâm và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Còn nếu cứ để Phật giáo phát triển pha tạp như hiện nay, không có bản sắc Việt, chẳng giống Ấn Độ, chẳng ra Đài Loan, Trung Quốc… và biến Phật thành một lực lượng siêu nhiên, bởi chính những nhà tu hành đã làm như vậy để kiếm tiền thì đó không phải là con đường của Phật giáo.

https://petrotimes.vn/dai-bo-tat-ho-chi-minh-374196.html

https://www.facebook.com/sachhiem.net/posts/976470609107994

Quan mà tham nhũng thì dân bị Trời đánh!!



Lễ hội này từng duy nhất có một quan huyện đến dự, đã thề và đã chết trong năm đó!

Vì thế không quan nào dám đến dự nữa...

Năm nay chơi chiêu quá độc! Dân thề giùm cho quan: Quan mà tham nhũng thì dân bị Trời đánh!!  

Bọn quan kéo nhau đi cướp ấn Đền Trần cả rồi!


https://www.facebook.com/sachhiem.net/posts/977565048998550



baodansinh.vn - Dân đóng vai quan, uống rượu thề không tham nhũng

Các vị cao niên trong làng Hòa Liễu đóng vai quan lại thời xưa cùng uống rượu, lập lời thề không vụ lợi của công, làm việc chí công vô tư.


Theo tục lệ xưa, các quan từ chánh tổng, lý trưởng, trương tuần... trong vùng sẽ phải tham dự nghi lễ thề này. Tuy nhiên, ngày nay chỉ có trưởng làng, các vị bộ lão trong làng thực hiện lễ thề.

Sáng 21/2, (tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch), tại khu di tích quốc gia Đền chùa Hòa Liễu (thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) đã diễn ra lễ hội Minh thề. Các vị cao niên lập lời thề không tham nhũng, không lấy của công dùng làm của riêng. Từ sáng sớm, người dân đã tụ họp trước sân đình để dự lễ hội. Nhiều lãnh đạo xã, huyện cũng đến tham dự. Theo các vị bô lão của làng, trong lễ hội xưa, những người uống rượu tiết gà tuyên thề phải là các vị có chức sắc của vùng như chánh tổng, lý trưởng, trương tuần… Người dân đứng ngoài quan sát và cùng hô vang “y như thề”. Sau nhiều năm gián đoạn bởi chiến tranh, lễ hội được phục dụng lại cách đây 13 năm. Tuy nhiên, ngày nay những người uống rượu thề lại là trưởng làng và 12 cụ cao niên trong làng.


Từ sáng sớm, người dân đã tụ họp về sân đền Hoà Liễu để xem nghi lễ Minh thề

Ông Phạm Phú Oanh, trưởng làng Hoà Liễu được chọn làm chủ lễ 13 năm liên tiếp bước ra trước đài thề thực hiện nghi lễ.


Chủ lễ nhận một con dao nhọn được thờ trên đài thề.

Trước đài thề có một vòng tròn bằng vôi trắng đường kính khoảng 2 m, ở giữa có một ô đất trống, gọi là vòng thiêng.

Chủ tế cắm mạnh con dao vào “tử địa” vòng thiêng rồi rút nó lên, vẽ một vòng tròn theo hình vòng vôi trắng, rồi lại cắm xuống “tử địa”.

Con dao cắm sâu xuống biểu trưng cho sự trừng phạt của thần linh với những kẻ dùng của công để tư lợi.

Hịch Minh thề được đưa từ đài thề xuống, người có giọng to khoẻ, oai hùng được chọn để đọc hịch.

Lời hịch mạnh mẽ vang lên: “Ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh

ủng hộ; ai lấy của công làm của tư xin thần linh đả tử...”.

Những vị bô lão mặc áo theo khăn xếp, đóng vai các vị quan đồng thanh hô vang: “Y như thề”.


Một con gà trống được cúng tế được đưa ra trường đài thề.




Vị chủ tế nhấc con dao từ vòng tròn lên để cắt tiết gà cho vào chum rượu đặt trước đài thề.

Rượu máu gà được chuyển cho các bô lão.

 Các vị bô lão đứng vào vòng tròn để uống rượu thề

Tương truyền, chùa Hoà Liễu là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XIII, có tên là Thiên Phúc Tự. Giữa thế kỷ XVI, vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã đến ấp Lan Niểu (thôn Hoà Liễu ngày nay) tự bỏ tiền và vận động hoàng thân quốc thích, quan lại triều Mạc cả thảy 35 vị góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ.

Thái Hoàng Thái Hậu xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào 2 thước cúng dâng Tam Bảo. Nhiều người theo gương bà cũng tậu ruộng cúng chùa tăng số diện tích lên đến 47 mẫu 5 sào. Một phần diện tích ruộng dành cho nhà chùa cấy, còn lại để chia cho dân đinh cày cấy hưởng lộc và cho cấy đấu thầu lấy thóc lập quỹ khi đói khó cấp đỡ cho người nghèo, quả phụ…

Với mong muốn số tài sản công đó không bị thất thoát, dùng đúng mục đích, Thái hoàng Thái hậu đã cùng với dân làng lập ra một Hịch văn hội Minh thề quy định lấy chí công làm trọng. Chức sắc địa phương từ lý trưởng cho tới trương tuần, người dân đều phải thề không xâm phạm của công.





Nơi nào Bác để lại dấu chân...



Nơi nào Bác để lại dấu răng, nhầm, dấu chân thì thế nào đồng bào nơi đó cũng tới hồi mạt vận😢 (Fb Thịnh Bùi)

https://www.facebook.com/sachhiem.net/posts/984802468274808


Tức cảnh Pác Bó (phiên bản 2)

 "Sáng tên "Ái Quốc", tối tên "Minh",

"Lý Thụy", "Văn Ba" lẫn "Tất Thành".
"Chiến Thắng", "T.Lan" cùng họ Nguyễn,
Cuộc đời cách mạng thật "Hồ Quang".




Trọng Thủy ơi, thiếp trao cho chàng chiếc nỏ thần nè!

https://web.archive.org/web/20230803071646/https://www.facebook.com/bert.bert.3323457/posts/855702908290305